Xác định thiên cực Nam Thiên cực

Thiên cực Nam chỉ có thể quan sát được từ Nam Bán cầu. Nó nằm trong chòm sao mờ Octans. Sigma Octantis được nhận dạng là ngôi sao Phương nam với vị trí cách thiên cực Nam khoảng 1 độ nhưng lại gần như không quan sát được cả ở những đêm trời trong vì độ sáng chỉ đạt 5.5.

Cách thứ nhất: Nam Thập Tự

Thiên cực Nam có thể xác định được từ chòm Nam Thập Tự (Crux) và 2 ngôi sao "chỉ hướng" của nó là α Centauriβ Centauri. Nối 1 đường thẳng tưởng tượng từ  γ Crucis đến

- 2 ngôi sao ở 2 đầu của trục dài của chữ thập - và kéo dài đường thẳng này. Đầu tiên, kéo dài trục dài chữ thập hướng xuống phía dưới khoảng 4,5 lần và. Sau đó, nối 2 ngôi sao "chỉ hướng", tìm trung điểm đoạn thẳng này và kẻ một đường vuông góc. Giao điểm của đường vuông góc này và đường trục dài chữ thập sẽ cách thiên cực Nam khoảng 5 tới 6 độ. Có rất ít ngôi sao sáng quan trọng nằm giữa Crux và thiên cực, mặc dù chòm Musca có thể dễ dàng quan sát được nằm ngay dưới Crux.

Cách thứ hai: Canopus và Achernar

Cách thứ hai sử dụng Canopus ( ngôi sao sáng thứ hai trên bầu trời đêm) và Achernar. Dùng 2 ngôi sao này làm 2 đỉnh, vẽ một tam giác đều, đỉnh còn lại sẽ là thiên cực Nam. Nếu sao Canopus chưa mọc, có thể dùng sao Alpha Pavonis làm đỉnh thứ 2 cùng Achernar tìm đỉnh còn lại là thiên cực.

Cách thứ ba: Các đám mây Magellan

Cách thứ ba hiệu quả nhất cho những đêm trời trong và không có mặt trăng nhờ dùng 2 "đám mây" mờ trên bầu trời Nam Bán cầu. Chúng được đặt tên trong các sách thiên văn là Đám mây Magellan LớnĐám mây Magellan Nhỏ. Các "đám mây" này thực chất là các thiên hà lùn gần Dải Ngân Hà. Vẽ một tam giác đều, đỉnh thứ ba còn lại chính là thiên cực Nam.

Cách thứ tư: Sirius và Canopus

Nối Sirius, ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm, với Canopus, ngôi sao sáng thứ hai và kéo dài 1 đoạn bằng đoạn thẳng vừa nối, ta sẽ có điểm thứ ba nằm cách thiên cực Nam khoảng 2 độ. Nói cách khác, Canopus chính là trung điểm của đoạn thẳng nối Sirius với điểm gần thiên cực.